Sơn pu là gì ? kỹ thuật sơn pu, cách sơn pu bằng tay

Sơn Pu là gì? Sơn PU viêt tắt từ Polyurethane (PU) là một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Pu có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. PU được dùng làm vecni de đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ. Đối với dạng foam, PU được dùng để làm nệm mút trong các lại ghế (như ghế nồi trong xe hơi chẳng hạn). Ngoài ra, ứng dụng của PU foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Để điều chế PU, 2 thành fần chính ko thể thiếu là monome chứa ít nhất 2 nhóm isocyanat và monome chứa ít nhất 2 nhóm hydroxyl. Pu chung giữa nhóm chức isocyanate và hydroxy là:

– Khi các monomer có số các nhóm chức lớn hơn hoặc bằng 2, pu trùng hợp bậc xảy ra tạo polymer
Hợp chất isocyanate thường dùng là các hợp chất vòng thơm, còn các hợp chất béo hoặc cycloankan thì thường ít được dùng hơn. Toluen disiocyanate(TDI) và diphenylmetan disocyanat(MDI) rất thường dùng trong tổng hợp PU.

– Hợp chất polyol thường dùng là PPG(polypropylen glycol) hoặc các loại polyester khác. Điều đáng lưu ý ở đây là polyol này là 1 hợp chất cao phân tử nhưng có khối lượng ko lơn lắm.
Bên cạnh 2 thành fần chính như trên, yếu tố như xúc tác, dkiện tiến hành pu, chain extender, … ảnh hưởng khá đáng kể đến cấu trúc và tính chất của PU.
Xúc tác thường dùng là amin, cơ chế như sau:

– Nếu muốn điều chế PU dạng foam, cần có blowing agent ( chất tạo bọt). Thông thường PU rất nhạy với nước. Một lượng nước nhỏ trong không khí có thể tham gia pu polymer, tạo bọt khí. Các khí thoát ra này làm PU trở nên xốp.

– Chain extender thường dùng là các diamin, dialcol.

Tính chất của sơn PU :

– Sơn PU cũng như những loại sơn khác đều có các thành phần chính như sau:
– Chất kết dính: polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm chức isocyante chưa bị kích hoạt ( cho loại sơn một thành phần), polyols hoặc polyester polyols ( cho loại sơn 2 thành phần- 2K PU)
– Chất đóng rắn ( chỉ dành cho loại sơn PU hai thành phần): MDI, polyisocyanate,…
– Màu ( chỉ dành cho sơn PU màu): màu che phủ ( titan dioxide, bari sunfate, carbon black,…) + màu độn ( talc, carbonate canxi). Hệ màu cho sơn PU có tiêu chuẩn khắt khe hơn so với các sơn alkyd, NC khác ở chổ không có hàm lượng ẩm cao, không hoạt tính với nhóm isocyante.
– Hệ dung môi: là các dung môi vô hoạt có tác dụng hòa tan, pha loãng chất kết dính và chất đóng rắn. Dung môi cũng có yêu cầu không có hoạt tính với isocyanate – tức không có chứa nhóm hydroxyl hoạt động.

Sản phẩm cửa gỗ dùng sơn Pu của nội thất Nguyễn Khánh

Quá trình khô của màng sơn PU xảy ra cùng lúc 2 cơ chế:
– Khô vật lý : nhờ sự bay hơi dung môi trong màng sơn ướt trên bề mặt được phủ.
– Khô hóa học: phản ứng tạo mạng của hệ polymer giữa các nhóm chức NCO ( isocyanate) với OH ( hydroxyl). Với sơn một thành phần, ẩm chứa nhóm OH trong không khí bị hấp phụ và tương tác lên màng tạo phản ứng khâu mạch hình thành polyurethane. Ngoài ra, có vài loại sơn PU một thành phần có chất kết dính có thể khô nhờ nhiệt. Nhiệt độ kích hoạt sự giải phóng các nhóm isocynate bị bất hoạt để phản ứng với chính polyol trong mạch các phân tử polymer để tạo mạch. Với sơn hai thành phần, nhóm hydroxy (OH ) cùa các phân tử polyols sẽ phản ứng với các nhóm isocyante (NCO) của MDI hay polyisocyanate tạo mạng mạch polyurethane trong màng.
– Sơn PU dùng thường để đáp ứng 2 yêu cầu: chịu dung môi và khô nhanh. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là mau ố vàng. Do vậy, người ta chỉ dùng cho những nền có màu nâu đen sậm đến vàng đậm.
– Sơn PU 2 thành phần thì thành phần hardener B là nguyên nhân chính gây ố vàng. Bạn nên hỏi lại nhà cung cấp về thông tin sản phẩm để biết chắc chắn rằng thành phần hardener không chứa các nhóm TDI, HDI.

Sản phẩm nội thất dùng sơn Pu phủ bề mặt bóng mờ 75%.

Nếu bạn không có vấn đề về thời gian gia công, bạn nên dùng loại keo polyester để tạo khối và sơn epoxy hoặc acrylic để phủ mặt.

Kỹ thuật sơn pu bằng tay:
KỸ THUẬT SƠN PU
Bước 1 : sau khi chà nhám đạt yêu cầu, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn Pu đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không ? Nếu có thì bột bã phải là bột màu ( thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt.  Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.

Bước 2 : vì nền gỗ có những điểm khác biệt so với kim loại là màu của nó không đồng nhất nên cần phải có các bước chỉnh sửa màu nền của gỗ. Việc pha màu phụ thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ đang sử dụng,

Bước 3 : sơn lót lần 1(siller) . Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3(2 lót  với 1 cứng, 3 xăng) Tỷ lệ này cũng có thể gia , giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa. Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực  hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công. Từng bước sơn lót (siller) cần phải chà nhám, trám trét các khuyết tật còn lại.

Bước 4 : sơn màu lần 1. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Để tránh màu không đều hoặc quá đậm,  sơn màu lần một này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.

Bước 5 : Sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu . Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện.

Bước 6 : Sơn lót lần 2. Lớp sơn này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữ lớp màu không bị bong tróc khi chà nhám, cũng như trám trét các khuyết tật còn lại, lần sơn lót này, sau khi chà nhám phải đạt 100% bề mặt và không còn các khuyết tật. Chà nhám đạt yêu cầu, kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật nếu có lần cuối trước khi sơn phủ (bóng hoặc mờ)

Bước 7 : Phun sơn phủ (bóng hoặc mờ) tùy theo mẫu sơn mà chọn sơn phủ (bóng hoặc mờ) thích hợp. Thường thì tỷ lệ pha cúng phải theo tỷ lệ 2 :1 :3 (2 sơn phủ + 1 cứng + 2,5 hoặc 3 dung môi) Tỷ lệ pha này có thể gia giảm hoặc thêm các phụ gia khác tùy theo điều kiện thời tiết và kinh nghiệm của thợ sơn. Lưu ý, ngoài sự cố nỗi bọt với lớp lót thì nếu trong buổi tối, sáng sớm, lúc trời có nhiều sương mù màng sơn bóng rất dễ bị mờ do bão hòa hơi nước trên bề mặt sơn, vì vậy cần pha thêm phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi. Đây là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng của lớp sơn nên người thợ cần có kinh nghiệm khi thực hiện bước này. Điều kiện phòng sơn phải đạt yêu cầu không có bụi bẩn, nhất là đối với các sản phẩm sơn yêu cầu có độ bóng cao.-Quý Khách có nhu cầu sơn sửa lại cửa cổng sắt, sơn đồ gỗ thì liên hệ mình qua SĐT:-Liên hệ: Mr: khánh-Mobile: 0901.794.227

Các tìm kiếm liên quan đến son pu la gì
cách sơn pu
sơn pu có độc hại không
sơn nc là gì
cách sơn vecni gỗ
báo giá sơn pu gỗ
dịch vụ sơn pu giá rẻ
kỹ thuật sơn pu
cách sơn pu bằng tay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*