NỘI DUNG CHÍNH
- 1 BẢNG MÀU SƠN PU MỚI NHẤT
- 2 KỸ THUẬT PHA MÀU SƠN PU CHO ĐỒ NỘI THẤT
- 2.1 1, Tỉ lệ pha màu sơn PU chuẩn
- 2.2 2, Thông tin chung về sơn PU màu cánh gián
- 3 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SƠN PU LÊN TRÊN ĐỒ GỖ NỘI THẤT
- 3.1 1, Chà nhám và xử lý bề mặt
- 3.2 2, Sơn lót lần 1
- 3.3 3, Chà nhám và phun lót lần 2
- 3.4 4, Phun màu
- 3.5 5, Phun bóng bề mặt
- 3.6 6, Bảo quản và đóng gói
- 3.7 TRA CỨU PHONG THỦY
- 3.8 PHẦN MỀM DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Trong nội thất gỗ, sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng bề mặt, tạo cho màu gỗ sự tự nhiên và mịn nhất.
Bảng màu sơn gỗ thông dụng
Màu trên bảng màu sơn PU và màu trên thực tế sẽ có sự chệnh lệch một chút, còn tùy thuộc vào kỹ thuật sơn. Thông thường màu trên thực tế sẽ đậm hơn một chút so với màu trên bảng màu do màu thực tế được thi công trên diện tích rộng.
Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quá trình oxi hóa…Màu sơn sẽ phai dần theo thời gian và quá trình sử dụng. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt, mục đích sử dụng và phương pháp thi công sơn Pu.
Bảng màu sơn Pu cần được lựa chọn cho phù hợp với ngành nghề
Màu sơn Pu thông dụng nhất trong ngành công nghiệp sơn Pu là màu xanh lá, ghi, đỏ, vàng trắng, xanh lam. Trong đó, màu xanh lá và màu ghi là 2 màu sơn luôn luôn có sẵn do nhu cầu sử dụng nhiều. Các nhà sản xuất khác nhau thì các sắc thái màu sơn cũng khác nhau.
Bảng màu sơn Pu cần được lựa chọn cho phù hợp với ngành nghề sử dụng, sản xuất/kinh doanh. Ví dụ như:
Bảng màu sơn Pu sàn cho showroom, khu mua sắm, trung tâm thương mại thường sử dụng màu sơn sáng như trắng, vàng trắng…mang lại sự sang trọng. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn sử dụng màu sắc đặc biệt theo màu định vị thương hiệu của họ.
Cách sơn Pu sàn cho nhà xưởng sản xuất thông thường sử dụng màu ghi và xanh lá cây. Hai màu sắc này thông dụng nhất, cảm quan sạch sẽ và hài hòa nhất. Tùy thuộc theo sản phẩm của ngành sản xuất mà các nhà xưởng lựa chọn màu sơn sàn phù hợp.
Sơn Pu sàn cho phòng sạch hay phòng thí nghiệm thường được sử dụng màu trắng hoặc màu ghi sáng, tạo không gian sạch sẽ.
Màu thực tế có giống trên bảng màu sơn Pu không?
Màu trên bảng màu sơn Pu và màu thực tế sẽ có sự chênh lệch chút ít vì còn phụ thuộc vào kỹ thuật in ấn. Thông thường màu trên thực tế sẽ đậm hơn một chút so với màu trên bảng màu do màu thực tế được thi công trên diện tích rộng. Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng.
Dưới tác động của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quá trình oxi hóa…Màu sơn sẽ phai dần theo thời gian và quá trình sử dụng. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt, mục đích sử dụng và phương pháp thi công sơn Pu.
Phụ thuộc vào kinh nghiệm thi công của nhà thầu, vì vậy việc lựa chọn nhà thầu chuyên nghiệp để thi công với thợ sơn Pu sàn chuyên nghiệp cho mình vô cùng quan trọng bởi chính nhà thấu sẽ tư vấn, lên phương án và thi công cho bạn. nếu bạn chọn nhà thầu ít kinh nghiệm, năng lực thi công kém bạn sẽ phải trả giá chính bằng chất lượng màu sơn cũng như chất lượng công trình của mình.
Ngoài ra, màu thực tế còn phụ thuộc vào hãng sơn, chủng loại và chất lượng của sản phẩm dùng để thi công. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các sản phẩm sơn Pu sàn, bạn nên chọn nguyên liệu thi công cho công trình của mình là các hãng sơn lớn với chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường như: Jotun, Nanpao, Sika, Flowcrete, KCC… Đối với các thương hiệu này thì sơn nền còn đáp ứng được các yêu cầu về GMP, WHO, GPS, GPL…
Minh Lượng chuyên cung cấp màu sơn Pu chuẩn nhất
Bảng màu sơn Pu với hầu hết các loại sơn danh tiếng trên thị trường đều được cung cấp và phân phối bởi Đại Gia Vinh. Vì vậy, chúng tôi bằng kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao trong từng khâu kỹ thuật thì chúng tôi tự tin mang đến quý khách hàng giá trị công trình bền vững và độ thẩm mỹ cao nhất để luôn là địa chỉ uy tín chất lượng trên thị trường.
Dịch vụ sơn của chúng tôi có những lợi thế so với các đơn vị khác như:
- Với đội ngũ công nhân tay nghề cao nhiều năm trong lĩnh vực sơn.
- Sơn nội, ngoại thất cho các công trình nhà máy, công trình dân dụng.
- Cung cấp cách pha chế sơn PU chất lượng và tư vấn chọn màu cho các dự án lớn.
- Sơn các đường báo chú ý trong các tầng hầm, các đại lộ chất lượng, bền vững.
- Luôn được đánh giá cao về chất lượng và uy tín trong nghề dưới quy định khắt khe của tiêu chuẩn Hoa Kỳ.
- Sử lý bề mặt nền bê tông, nền xi măng trong các nhà xưởng, hành lang, các khu cần độ sạch cao, khử trùng, phòng sạch, phòng thí nghiệm…
Nếu bảng màu sơn Pu khiến bạn phân vân không biết lựa chọn như thế nào, hay bạn đang muốn xem giá sơn PU cũng như tìm hiểu các loại sơn Pu thích hợp cho nhu cầu sử dụng của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi. Với công ty sơn epoxy Đại Gia Vinh tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật luôn là miễn phí.
Là dạng sơn có 2 thành phần, 3 hoặc 4 thành phần, có tác dụng chống tia UV rất tốt, lại có độ bóng cao và độ bền màu cao nên sơn PU được sử dụng nhiều trong những lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng cùng độ bền màu sắc như ngành công nghiệp tàu và công nghiệp nặng.
Không những thế, đây cũng là loại sơn được ưa thích sử dụng trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, để loại sơn này phát huy tối đã hiệu quả, nâng tầm nét đẹp đồ nội thất thì phải có kỹ năng chọn màu phù hợp cùng kỹ thuật pha sơn đảm bảo. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn bảng màu mới nhất và cách pha màu sơn PU chuẩn nhất cho đồ nội thất. Cùng với đó, cuối bài viết là những cập nhật về hướng dẫn cách sơn PU trên gỗ đúng kỹ thuật. Mời bạn cùng tham khảo.
BẢNG MÀU SƠN PU MỚI NHẤT
Cũng giống như các loại sơn khác, sơn PU hàng năm cũng đều được cập nhật bảng màu sơn cho riêng mình. Ngoài ra, màu sơn PU còn được sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng nhằm phục vụ những công trình có tính chất đặc biệt.
Đối với đồ nội thất gỗ, sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng về mặt, tạo cho màu gỗ sự tự nhiên và mịn nhất.
Màu trên bảng màu sơn PU và màu trên thực tế sẽ có sự chệnh lệch một chút (mức độ còn tùy thuộc vào kỹ thuật sơn). Thông thường, màu trên thực tế sẽ đậm hơn một chút so với màu trên bảng màu do màu thực tế được thi công trên diện tích rộng.
Ngoài ra, màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường (như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quá trình oxi hóa,…) màu sơn sẽ phai dần theo thời gian và quá trình sử dụng. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt, mục đích sử dụng và phương pháp thi công sơn PU.
KỸ THUẬT PHA MÀU SƠN PU CHO ĐỒ NỘI THẤT
Để có được màu sơn PU phù hợp thì việc pha chế sơn là hết sức quan trọng và cần được thực hiện theo đúng tỉ lệ và nguyên tắc.
1, Tỉ lệ pha màu sơn PU chuẩn
Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng pha chế sơn PU không đơn giản như các loại sơn nước hay sơn dầu bình thường mà cần phải pha theo tỉ lệ chính xác thì mới có thể đem lại màu sắc và chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nếu pha chế sai công thức và tỷ lệ thì sơn sẽ không được màu như mong muốn. Thậm chí, nguy hiểm hơn là chất lượng cũng như độ kết dính không được bền lâu, bị bong tróc và ảnh hưởng đến công trình của bạn.
Sơn PU (Polyurethane) là một loại polymer được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống. Sơn PU tồn tại dưới 2 dạng đó là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ nội thất như bàn ăn gỗ, bàn trà gỗ, cửa gỗ,…
Đối với dạng foam còn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế như ghế ngồi trong ô tô chẳng hạn. Bên cạnh đó foam cũng được ứng dụng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Sơn PU có 3 thành phần chính: sơn lót, sơn màu, sơn bóng.
- Sơn lót: Có công dụng làm cho bề mặt gỗ được phẳng, che khuyết điểm để khi sơn về sau sản phẩm sẽ đẹp hơn.
- Sơn màu: Phần này sẽ do khách hàng yêu cầu có hay không (nhưng đa số sơn PU sử dụng cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều).
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn đánh bóng từ sơn PU, nhưng đúng ra thì đây là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ suốt cả quá trình sơn PU.
Do đó, sau đây sẽ là tỉ lệ pha sơn PU:
- Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng.
- Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp).
- Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
Sau khi đã nắm được tỉ lệ pha sơn PU bạn chỉ cần thực hiện đúng quy trình sơn, đảm bảo đúng kĩ thuật để có được sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
2, Thông tin chung về sơn PU màu cánh gián
Màu cánh gián (màu của cánh con gián) thực chất là một sắc độ của màu nâu pha với một chút của màu đỏ màu vàng đất. Màu cánh gián tuy không quá nổi bật nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng. Theo đánh giá của nhiều người, đây là màu mang đến sự thanh tịnh, sang trọng cho ngôi nhà khi sử dụng trong thiết kế nội thất. Và đây mà màu sắc rất được ưa chuộng khi sơn gỗ nội thất trong gia đình.
Sơn PU màu cánh gián là một trong số những sản phẩm thuộc bảng màu sơn PU, là sự kết hợp giữa hai yếu tố kể trên, có thể nêu ra một số ưu điểm nổi trội của sản phẩm này như sau:
- Màu sắc chân thực, sang trọng, bắt mắt.
- Màng sơn láng mịn, sáng bóng, đem lại hiệu ứng thị giác tốt.
- Khả năng bám dính cao, dính chặt vào bề mặt gỗ, khó bong tróc và do đó có tuổi thọ cao hơn.
- Bảo vệ chất liệu gỗ khỏi nhiều tác động xấu từ bên ngoài như mối mọt, thời tiết, nấm mốc, trầy xước.
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SƠN PU LÊN TRÊN ĐỒ GỖ NỘI THẤT
Kỹ thuật sơn PU lên đồ gỗ là vô cùng quan trọng để có nội thất đẹp
Sau khi đã pha chế thành công 3 loại sơn thì những bước như sau sẽ giúp bạn có được đồ nội thất gỗ sơn PU hoàn hảo:
1, Chà nhám và xử lý bề mặt
Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt.
Khi thực hiện bả bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không. Nếu có thì bột bả phải là bột màu (thông thường bột đen hoặc nâu).
Việc thực hiện bước bả bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt. Lưu ý rằng nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
2, Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 : 1 : 3 (tức là 2 lót với 1 cứng, 3 xăng) như chúng tôi đã nêu ở trên.
Tỷ lệ này cũng có thể gia, giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa.
Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bã bột trước đây thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU.
3, Chà nhám và phun lót lần 2
Tiếp tục xả nhám P320, các thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên, khâu sơn lót lần 2 nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn. Do đó, lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là không nên tiết kiệm sơn mà bỏ qua bước này vì có thể dẫn đến tuổi thọ sơn của sản phẩm thường chỉ vài năm thậm chí thấp hơn. Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn nên thực hiện tuần tự các bước này, về chất liệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ khô là 25 – 30 phút.
4, Phun màu
Sơn màu thực hiện làm 2 lần: Lần đầu chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó đợi 1 lúc và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu.
Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện bởi việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.
5, Phun bóng bề mặt
Sau khi đợi lớp sơn màu khô sẽ tiến hành sơn bóng bề mặt. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha của chúng tôi trong lúc pha sơn màu đã cho lót vào rồi nên không cần và có thể chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng.
Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100% (tỷ lệ pha như đã nêu trong phần trên của bài viết). Lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở nơi không có bụi bẩn. Đến bước này là đã cơ bản đã hoàn tất công đoạn sơn PU đồ gỗ.
6, Bảo quản và đóng gói
Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng do vậy khi sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này.
Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU. Khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn, tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75 – 90%. Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng và tăng độ bóng bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.
Các tìm kiếm liên quan đến bảng mãu màu sơn pu
Bảng màu sơn PU gỗ
Bằng pha màu sơn PU
Bảng màu sơn gỗ tự nhiên
Cách pha sơn màu óc chó
Giá tinh màu sơn gỗ
Cách pha sơn PU màu hạt de
Cách pha sơn PU màu hạt de
Cách pha sơn màu cánh gián
Để lại một phản hồi